TRÀ QUÊ TA | TRÀ Ô LONG - TRÀ LÀI - TRÀ SEN | TRÀ Ô LONG BÌNH DƯƠNG

TRÀ QUÊ TA | TRÀ Ô LONG - TRÀ LÀI - TRÀ SEN | TRÀ Ô LONG BÌNH DƯƠNG

TRÀ QUÊ TA | TRÀ Ô LONG - TRÀ LÀI - TRÀ SEN | TRÀ Ô LONG BÌNH DƯƠNG

TRÀ QUÊ TA | TRÀ Ô LONG - TRÀ LÀI - TRÀ SEN | TRÀ Ô LONG BÌNH DƯƠNG

TRÀ QUÊ TA | TRÀ Ô LONG - TRÀ LÀI - TRÀ SEN | TRÀ Ô LONG BÌNH DƯƠNG
TRÀ QUÊ TA | TRÀ Ô LONG - TRÀ LÀI - TRÀ SEN | TRÀ Ô LONG BÌNH DƯƠNG
S20, đường 13, khu dân cư Ehome 4, phường Vĩnh Phú, Thuận An , Bình Dương
Hỗ trợ tư vấn0906 1 033 44

Trà ô long là gì - Nguồn gốc của trà ô long

Ngày đăng: 26/06/2019 - 10:08 PM

Trà Ô Long là gì?

Trà ô long ( tra olong) được mệnh danh là vua của các loại trà, là giống trà sẵn có hương vị tự nhiên độc đáo.  Trà ô long  có hình thể cuộn tròn thành hạt, màu nước xanh .Trà ô long ( tra olong) đã trở thành một thức uống sang trọng và độc đáo làm phong phú thêm cho nghệ thuật thưởng thức trà của Dân tộc.

tra-o-long-nguon-goc-tra-o-long

 

Nguồn gốc của trà Ô Long

Trà Ô Long có xuất xứ từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, và có lịch sử kéo dài hơn 1000 năm với tên gọi truyền thống là trà Beiyuan. Vào thời Tống, loại trà này được tiến cống cho hoàng gia, trở thành thức uống hoàng tộc, sang trọng. Được biết, khu vực thuộc tỉnh Phúc Kiến là Beiyuan, quanh núi Phượng Hoàng, nông dân ở đây là người đầu tiên trồng loại trà này vào thời Đường, và công việc đó vẫn được duy trì cho đến ngày nay.

Mãi đến 400 năm trở về đây, trà Ô Long mới dần phổ biến hơn ở Trung Quốc, không còn là thức uống chỉ dành cho vua chúa, hoàng tộc nữa.

Đến đầu thế kỷ 19, khi Anh bắt đầu xâm chiếm Trung Quốc, đại sứ Anh đã đưa 1 ít trà Ô Long về cho Nữ Hoàng Anh thường thức và dần dần phổ biến ở các nước phương Tây. Cho đến nay, loại trà này cũng được các nước phương Tây, đặc biệt là Anh, Mỹ nhập khẩu rất nhiều. Thậm chí, nữ hoàng Anh lúc bấy giờ còn đặt cho loại trà này 1 cái tên rất mỹ miều “Vẻ đẹp phương Đông”.

Cho đến nay, nhiều người vẫn chưa hiểu được tại sao lại đặt tên cho loại trà này là Olong. Có người kể về truyền thuyết loại trà này ra đời như sau: “Trong triều đại nhà Thanh, một người trồng trà ở Phúc Kiến đã hái trà vào một ngày khi ông nhìn thấy một con nai. Ông quyết định đi săn nai thay vì chế biến trà. Và ngày hôm sau, khi ông tiếp tục công việc của mình, các cạnh lá trà đã bị oxy hóa một phần, và tạo ra mùi thơm đặc biệt. Thế là ông ta chế biến trà theo cách thường ngày vẫn làm và ra 1 kết quả hết sức bất ngờ, trà có mùi thơm nồng, vị ngọt và hoàn toàn ít vị đắng. Ông ta tên là Olong nên loại trà này được đặt theo tên ông.”

Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều người vẫn quen thuộc với cách giải thích tên trà Ô Long như sau: Trà Olong, theo phiên âm Hán cớ nghĩa là “rồng đen”. Tương truyền, sau khi chế biến, các sợi trà có 1 hình dáng đặc biệt, giống như con rồng, thế nên nhiều người đặt tên như thế. Mặc dù, hiện nay, đa số trà Ô Long có hình dáng cuộn tròn là bởi trong quá trình vận chuyển, trà olong dễ bị dập nát nên người Đài Loan sau nay mới áp dụng các công nghệ tiến tiến, khiến lá trà bị cuộn lại nhưng vẫn giữ đúng hương vị xưa cũ.

Cho dù được đặt tên theo kiểu nào, thì trà Ô Long vẫn là tên gọi dễ nhớ, có tính phổ biến cao, trở thành “Vua của các loại trà”.

Đặc điểm nhận biết trà Ô Long

Trà Olong thực chất được sản xuất từ lá chè (có tên khoa học là Camellia sinensis), cùng 1 loại để sản xuất ra các loại trà xanh, trà đen… Nhưng có cách chế biến rất khác.

Trà Olong có màu sắc rất khác, nó là sự chuyển tiếp giữa màu xanh và màu đen. Bởi trong lá trà có chứa 1 chất enzyme, tạo ra các phản ứng oxy hóa nhưng quá trình oxy hóa này diễn ra không hoàn toàn khiến trà không bị đen hoặc xanh.

Tuy thế, mỗi thương hiệu trà Olong khác nhau sẽ có màu sắc trà khác nhau, từ màu xanh đến màu nâu đậm. Và với những cách chế biến khác nhau như thế, sẽ khiến nước trà sau khi pha sẽ có màu nước từ vàng nhạt đến hồng đậm và chắc chắn, hương thơm sẽ khác nhau.

Thành phần có trong Trà Ô Long

Trà Olong cũng giống như nhiều loại trà khác, đều chứa một số vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa hữu ích.

Ngoài ra, trong 1 tách trà sẽ chứa khoảng:

  • Florua: 5–24%
  • Mangan: 26%
  • Kali: 1%
  • Natri: 1%
  • Magiê: 1%
  • Niacin: 1%
  • Cafein: 36 mg

Một số chất oxy hóa chính có trong trà Olong là polyphenol, theaflavin, thearubigins và EGCG. Đây là những chất có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Nguồn gốc trà Ô Long tại Việt Nam

Cho đến nay, chưa ai biết rõ về việc trà Olong xuất hiện tại Việt Nam khi nào, nhưng đa phần đều hiểu rõ Olong Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Đài Loan và đến hơn 80% trà Olong Việt Nam được xuất khẩu sang Đài Loan.

Trong thế giới các loại trà Olong, 100% trà Olong tại Việt Nam là loại trà Olong Cao Sơn. Đây chính là loại trà được trồng trên vùng núi cao hơn 1000 mét so với mực nước biển ở Đài Loan. Và đây cũng là loại trà được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới.

Vùng chuyên trồng trà Olong tại Việt Nam chỉ có tại vùng cao nguyên Bảo Lộc, Lâm Đồng, với diện tích trồng trà lên tới 24.000 hecta, với khí hậu tuyệt vời cho sự sinh trưởng và tạo ra những gói trà cao cấp, ngon nhất.

Trà Ô Long có tốt không?

Trà Olong là loại trà được thiên nhiên ban tặng như 1 món quà giàu chất chống oxy hóa. Bởi theo Trung tâm dữ liệu dinh dưỡng quốc gia tại Mỹ, USDA cho biết, trong trà olong có chứa các chất vitamin và khoáng chất cần thiết và quan trọng như Canxi, mangan, đồng, carotin, selen, kali và magiê.

Ngoài ra, nó còn chứa các hợp chất niacinamide và alkaloid có chức năng giải độc. Hợp chất polyphenolic được hình thành trong quá trình bán lên men để gia tăng giá trị lợi ích về sức khỏe con người. Trong trà cũng chứa caffeine, theophylline, và theobromine (tương tự như caffeine), có thể kích thích hệ thần kinh nếu dùng đúng cách.

Để hiểu thêm về lợi ích mà trà olong mang lại cho sức khỏe con người, bạn cần khám phá 9 lợi ích bên dưới đây.

9 lợi ích sức khỏe của trà Ô Long

Hỗ trợ giảm cân

Các hợp chất polyphenol tìm thấy trong trà ô long có liên quan tích cực đến việc kiểm soát sự trao đổi chất, đặc biệt là chất béo, do đó, giảm nguy cơ béo phì hiện nay.

Theo 1 nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Y học ở Trung Quốc vào năm 2009, 102 người béo phì đã tham gia và uống 4 ly trà ô long (4 túi trà 2 gram) mỗi ngày. Và kết quả là 22% trong số đó giảm đến hơn 3kg, và tất cả người tham gia đều cho biết, họ cảm thấy có sự giảm đáng kể cholesterol và chất béo trong cơ thể.

Một nghiên cứu khác ở Mỹ cho biết, uống trà Olong thường xuyên sẽ kích hoạt chất enzym và cải thiện chức năng các tế bào mỡ. Bên cạnh đó, hàm lượng caffeine là hoạt chất tác động đến quá trình giảm cân, và sự giảm cân được tăng tốc nhanh hơn do các hợp chất polyphenol có trong trà này.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Trà Oolong được sử dụng như một loại thảo dược để điều trị bệnh tiểu đường loại 2 (chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường) và như 1 thực phẩm chức năng bổ sung cho các loại thuốc khác để điều trị bệnh.

Khi uống trà Olong, nó sẽ điều chỉnh lượng đường và insulin trong máu, từ đó sẽ làm giảm rối loạn đường huyết nguy hiểm. Trong 1 nghiên cứu của USDA cho biết, khi kết hợp điều trị giữa các loại thuốc và trà olong sẽ cân bằng lượng đường trong máu và ngăn chặn những nguy cơ tăng đột ngột trong hầu hết các đối tượng thử nghiệm.

Loại bỏ các gốc tự do có hại

Hợp chất polyphenol trong trà ô long cũng chịu trách nhiệm cho việc loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể vì nó hoạt động như 1 chất chống oxy hóa Trong 1 nghiên cứu của đại học Texas A&M cho biết, các hợp chất phenol giúp tập hợp các gốc tự do. Do đó, việc uống trà ô long hàng ngày có thể giúp mọi người chống lại nguy cơ tiềm ẩn mà các tế bào tự do này thường gây ra cho cơ thể, bao gồm ung thư, xơ vữa động mạch, đột quỵ, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa thần kinh và tiểu đường.

Cải thiện não bộ

Lợi ích sức khỏe của trà ô long bao gồm cải thiện hoạt động não bộ và sự tỉnh táo. Uống trà oolong giàu chất caffeine thường xuyên có thể giúp cải thiện hoạt động não bộ và duy trì sự tỉnh táo suốt cả ngày.

Ngăn chặn ung thư

Đây chính là thực tế mà nhiều người đã kiểm chứng khi những người uống trà Olong có nguy cơ bị ung thư da thấp hơn. Hơn nữa, hợp chất polyphenolic trong trà Olong thúc đẩy quá trình apoptosis) trong trường hợp tăng trưởng tế bào ung thư trong dạ dày. Chiết xuất polyphenolic này cũng hoạt động như một công cụ phòng ngừa hóa trị nhằm chống lại sự phát triển của các loại ung thư khác. Các hợp chất cản trở sự hoạt hóa của các tế bào gây ung thư, ngăn chặn sự hình thành các hợp chất N-nitroso, và giảm thiểu các tác nhân gây độc cho tế bào trước khi chúng có hiệu quả.

Hơn nữa, uống trà Ô long cũng giúp cải thiện tình trạng ung thư buồng trứng ở phụ nữ, các hợp chất polyphenol chống oxy hóa mạnh trong trà có tác dụng chống ung thư, rất có lợi đối với sức khỏe con người.

Bảo vệ da

Cũng theo các nghiên cứu khoa học, các bệnh nhân bị chàm có thể được cải thiện nếu uống 3 ly trà Ô long mỗi ngày. Và các kết quả cho thấy chỉ sau chưa đầy 1 tuần,  những bệnh nhân này đều có sự phục hồi về da đáng kể.

Cũng trong 1 nghiên cứu được công bố trên tạo chí JAMA Network, 54% đối tượng thử nghiệm đã cho thấy kết quả tích cực, lâu dài về điều kiện da sau 6 tháng uống trà Olong hàng ngày.

Điều trị viêm da bị dị ứng

Nhiều người tin rằng các polyphenol có trong trà Ôlong cũng hoạt động như các hợp chất chống dị ứng, do đó làm giảm kích ứng và các vấn đề về da mãn tính như viêm da dị ứng. Uống trà cũng làm giảm mức độ căng thẳng trong cơ thể, giúp làm dịu dị ứng.

Cải thiện vấn đề về xương

Các chất chống oxy hóa hiện diện trong trà Ôlong bảo vệ răng chống sâu răng, tăng cường cấu trúc xương, ngăn ngừa loãng xương, và thúc đẩy sự phát triển bình thường, khỏe mạnh của cơ thể con người.

Người ta cho rằng một số thành phần trong trà này thực sự kích thích việc giữ lại khoáng chất từ các loại thực phẩm khác mà chúng ta tiêu thụ.

Kiểm soát stress

Các polyphenol tự nhiên trong trà ô long được cho là nguyên nhân chính làm giảm thiểu căng thẳng trong não bộ, cải thiện tâm tính.

Ngoài ra, L-theanine được tìm thấy trong lá trà là một axit amin có chức năng ngăn chặn axit L-glutamic chuyển hóa thành các thụ thể glutamate trong não. Chính vì thế, nó gây ra sự kích thích thần kinh vỏ não, dẫn đến tăng hoạt động nhận thức và phản ứng căng thẳng thần kinh.